La Russie à court de ressources : la quête urgente d'un nouveau modèle économique

Russia Running Out of Resources, Seeks New Economic Growth Model

La Russie à court de ressources : la quête urgente d'un nouveau modèle économique

La Russie épuise les ressources qui ont soutenu sa croissance économique depuis deux ans, suite à l'invasion à grande échelle de l'Ukraine. Lors du Forum économique international de Saint-Pétersbourg le 19 juin, la présidente de la Banque centrale russe, Elvira Nabiullina, a déclaré que le pays doit désormais trouver des modèles économiques plus diversifiés.

"Ces deux dernières années, nous avons affiché des taux de croissance relativement élevés, mais cela a été réalisé en mobilisant des réserves internes disponibles. Le chômage a considérablement baissé, nous avons utilisé la main-d'œuvre disponible et de nombreuses entreprises ont été confrontées à une pénurie de travailleurs. Les capacités de production inutilisées ont été mises à contribution. Le départ des entreprises occidentales a ouvert de nouvelles niches de marché, conduisant à une substitution aux importations. Les ressources accumulées pour le budget du Fonds national de richesse russe ont été dépensées en investissements. Les réserves du système bancaire ont servi de base à un emprunt rapide", a expliqué Nabiullina.

À l'automne 2024, le Fonds monétaire international (FMI) avait signalé une surchauffe de l'économie russe. "La demande dans notre économie augmentait, tandis que l'offre était à la traîne. C'est de là que viennent la surchauffe et l'inflation", a ajouté Nabiullina. Aujourd'hui, l'économie russe s'affaiblit davantage en raison de la baisse des prix du pétrole, des contraintes budgétaires et de l'endettement croissant des entreprises. La situation est également compliquée par une pénurie de main-d'œuvre, une monnaie nationale faible et des taux d'intérêt élevés.

"Si l'on se fie aux indicateurs actuels des entreprises, il semble que nous soyons déjà au bord de la récession. Je ne dis pas que nous y tomberons forcément, mais les risques sont bien réels. La suite dépendra de nos décisions", a déclaré le ministre russe du Développement économique, Maxim Reshetnikov, lors du forum.

Selon Nabiullina, le gouvernement russe a déjà épuisé les ressources accumulées précédemment, y compris les fonds du Fonds national de richesse, l'une de ses réserves financières souveraines, et a stimulé les prêts bancaires. "Tout cela a donné un coup de pouce à court terme à l'économie, mais beaucoup de ces réserves sont désormais largement épuisées. C'est pourquoi nous devons commencer à réfléchir à un nouveau modèle de croissance économique. Je suis également d'accord pour dire que cela devrait impliquer une transition vers un nouveau paradigme technologique", a-t-elle souligné.

Améliorer la productivité du travail et diversifier l'économie sont, en un sens, des objectifs "intemporels", a déclaré Nabiullina. "Nous devons simplement continuer à avancer régulièrement dans cette direction."

Les sanctions internationales ont affaibli l'économie russe. Les pays occidentaux ont imposé des sanctions suite à l'invasion à grande échelle de l'Ukraine par la Russie en 2022. Entre autres mesures, ils ont plafonné le prix du pétrole russe à 60 dollars le baril, ce qui a coûté au pays environ 150 milliards de dollars de revenus d'exportation, a déclaré Natalia Shapoval, responsable du centre d'analyse du KSE Institute de la Kyiv School of Economics, lors de la neuvième conférence annuelle de recherche organisée par la Banque nationale d'Ukraine (NBU) et la Banque nationale de Pologne à Kyiv.

"En outre, la Russie a perdu l'accès au marché européen du gaz. Gazprom, détenteur du monopole gazier russe, a signalé des pertes substantielles – bien que certaines soient dissimulées – et supporte une dette importante. Pratiquement tout le secteur énergétique, à l'exception de la société d'État Rosneft et de Lukoil du secteur privé, traverse des difficultés financières majeures", a ajouté Shapoval.

Bien que les sanctions aient rendu le coût de la guerre plus élevé pour la Russie, le pays poursuit son invasion à grande échelle contre l'Ukraine et refuse ouvertement tout cessez-le-feu, ce qui fait grimper le nombre de victimes. L'économie russe est plus importante et dispose de plus de ressources qui peuvent encore être mobilisées pour financer la guerre, tandis que l'Ukraine a moins de ressources à sa disposition – l'Occident ne parvenant toujours pas à renforcer son aide à l'Ukraine et à accroître la pression des sanctions sur la Russie.

"L'Ukraine a du mal à sécuriser 40 milliards de dollars de financement extérieur pour ses besoins budgétaires. Pendant ce temps, la Russie peut accumuler un déficit similaire en seulement six mois sans que cela ne devienne un problème critique. Du point de vue de la sécurité et des sanctions, cette disparité est profondément frustrante", a déclaré Shapoval. "Cela montre à quel point il est encore difficile pour l'Ukraine, l'UE et les États-Unis de mobiliser les fonds nécessaires – surtout comparé à la capacité relative de la Russie à absorber les chocs économiques et à continuer à financer son effort de guerre", a-t-elle ajouté.

Nga cạn kiệt nguồn lực: Cuộc săn tìm mô hình tăng trưởng kinh tế mới

Nga đang dần cạn kiệt các nguồn lực vốn là động lực tăng trưởng kinh tế trong hai năm qua kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự toàn diện ở Ukraine. Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg ngày 19/6, bà Elvira Nabiullina - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga cho biết nước này buộc phải tìm kiếm các mô hình kinh tế đa dạng hơn.

"Hai năm qua, chúng tôi đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng là nhờ huy động các nguồn lực dự trữ nội địa. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, chúng tôi tận dụng triệt để nguồn lao động khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt tình trạng thiếu nhân công. Các dây chuyền sản xuất nhàn rỗi được đưa vào vận hành tối đa. Sự rút lui của các tập đoàn phương Tây mở ra phân khúc thị trường mới, thúc đẩy thay thế nhập khẩu. Nguồn lực tích lũy từ Quỹ Tài sản Quốc gia được đổ vào đầu tư. Dự trữ ngân hàng trở thành bệ đỡ cho vay nóng", bà Nabiullina phân tích.

Mùa thu 2024, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng cảnh báo nền kinh tế Nga đang quá nóng. "Nhu cầu nội địa tăng vọt trong khi nguồn cung không theo kịp. Đó là nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tình trạng quá tải", bà Nabiullina nhận định. Hiện tại, kinh tế Nga tiếp tục suy yếu do giá dầu giảm, ngân sách thắt chặt và nợ doanh nghiệp tăng cao. Tình hình càng phức tạp hơn bởi khủng hoảng thiếu lao động, đồng ruble mất giá và lãi suất leo thang.

"Xét theo chỉ số hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, có vẻ chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa suy thoái. Tôi không khẳng định điều đó chắc chắn xảy ra nhưng rủi ro là rất rõ ràng. Tương lai phụ thuộc vào các quyết định của chúng ta", Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov phát biểu tại diễn đàn.

Theo bà Nabiullina, chính phủ Nga đã sử dụng gần hết các nguồn lực dự trữ trước đó, bao gồm Quỹ Tài sản Quốc gia - một trong những khoản dự phòng tài chính quan trọng, đồng thời đẩy mạnh cho vay ngân hàng. "Tất cả biện pháp này giúp kinh tế bật tăng trong ngắn hạn, nhưng giờ đây phần lớn dự trữ đã cạn kiệt. Đó là lý do chúng ta cần xây dựng mô hình tăng trưởng mới. Tôi đồng ý rằng cần chuyển đổi sang mô hình công nghệ tiên tiến hơn", bà nhấn mạnh.

Nâng cao năng suất lao động và đa dạng hóa nền kinh tế là những mục tiêu mang tính "vĩnh cửu", bà Nabiullina nói. "Chúng ta chỉ cần kiên trì đi theo lộ trình này."

Các lệnh trừng phạt quốc tế khiến kinh tế Nga suy yếu. Phương Tây áp đặt trừng phạt sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine năm 2022. Trong số các biện pháp, họ áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng, khiến nước này thiệt hại khoảng 150 tỷ USD doanh thu xuất khẩu, bà Natalia Shapoval - Giám đốc Trung tâm Phân tích thuộc Viện Kinh tế Kyiv (KSE) cho biết tại Hội nghị Nghiên cứu Thường niên lần thứ 9 do Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) và Ngân hàng Quốc gia Ba Lan tổ chức ở Kyiv.

"Ngoài ra, Nga mất quyền tiếp cận thị trường khí đốt châu Âu. Gazprom - tập đoàn độc quyền khí đốt Nga, báo cáo thua lỗ nặng dù một phần bị che giấu và đang gánh khoản nợ khổng lồ. Hầu hết ngành năng lượng, trừ hai công ty nhà nước Rosneft và tư nhân Lukoil, đều rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng", bà Shapoval tiết lộ.

Dù trừng phạt khiến chi phí chiến tranh đội lên, Nga vẫn tiếp tục chiến dịch quân sự toàn diện ở Ukraine và thẳng thừng từ chối mọi đề xuất ngừng bắn, khiến số thương vong không ngừng tăng. Với quy mô kinh tế lớn hơn và nguồn lực dồi dào có thể huy động, Nga vẫn đủ sức chi trả cho cuộc chiến, trong khi Ukraine có ít nguồn lực hơn - đặc biệt khi phương Tây chưa tăng cường viện trợ cho Kiev lẫn siết chặt trừng phạt Moskva.

"Ukraine đang vật lộn để huy động 40 tỷ USD tài trợ quốc tế cho ngân sách. Trong khi đó, Nga có thể tạo ra khoản thâm hụt tương tự chỉ trong nửa năm mà không gặp khủng hoảng. Xét trên góc độ an ninh và trừng phạt, sự chênh lệch này thực sự đáng lo ngại", bà Shapoval nhận xét. "Điều này cho thấy Ukraine, EU và Mỹ vẫn gặp khó khăn lớn trong việc huy động nguồn lực - nhất là khi so sánh với khả năng chống chịu và tiếp tục tài trợ chiến tranh của Nga", bà bổ sung.