‘Liste Noire’ : Ces groupes qui humilient les femmes russes épousant des soldats par intérêt financier
Un groupe nommé « Blacklist SVO » sur le réseau social VKontakte s’est donné pour mission d’exposer les femmes russes accusées d’épouser des soldats pour leur argent. Créé ce mois-ci, ce groupe publie des informations personnelles sur ces femmes, alimentant une vague de cyberharcèlement dans les espaces en ligne pro-guerre. Plus de trois ans après l’invasion à grande échelle de l’Ukraine, les soldats russes, bénéficiant de salaires élevés et d’avantages sociaux, sont devenus des cibles privilégiées pour certaines femmes en situation précaire. Ces dernières peuvent contracter des prêts à leur insu, s’approprier leurs biens ou toucher des indemnités en cas de décès au combat. L’idée de cette « liste noire » est née d’une discussion sur la page « Overheard at the SVO », où des utilisatrices comme Olesya et Valentina ont appelé à protéger les soldats des « chasseuses de dot ». Le groupe, qui compte une centaine de membres, illustre la montée des discours misogynes dans les cercles nationalistes russes. En avril, la blogueuse pro-guerre Anastasia Kashevarova a attaqué une veuve de 21 ans, l’accusant d’avoir épousé un soldat par cupidité. Selon Natalia Baranova, chercheuse à la London School of Economics, ces attaques reflètent un renforcement des rôles genrés traditionnels en temps de guerre, où les femmes sont censées se sacrifier pour soutenir l’effort militaire. Dasha Manzhura, spécialiste des questions de genre, y voit une réaction violente à toute remise en cause des normes sociales. Certaines femmes ciblées, comme l’agent immobilier Marina Orlova, ont été contraintes de s’excuser publiquement après des blagues jugées offensantes. Des médias locaux relayent également des témoignages de soldats trompés, comme Mikhail, qui a transféré 900 000 roubles à son ex-femme avant d’être bloqué sur les réseaux sociaux. Face à ces abus, des groupes de rencontres militaires avertissent désormais les hommes contre les « femmes matérialistes ». Un projet de loi, proposé en mai à la Douma, vise à protéger les compensations financières des soldats en cas de divorce. Pour Manzhura, ces mesures renforcent une vision patriarcale où les femmes déviantes sont perçues comme une menace pour l’ordre social.
‘Danh sách đen’: Nhóm công kích phụ nữ Nga kết hôn với binh sĩ vì tiền
Nhóm ‘Blacklist SVO’ trên mạng xã hội VKontakte đang gây xôn xao khi công khai thông tin những phụ nữ Nga bị nghi kết hôn với binh sĩ vì mục đích tài chính. Được lập đầu tháng này, nhóm này đăng tải chi tiết cá nhân kèm hình ảnh các nữ nghi phạm, làm dấy lên làn sóng bạo lực mạng trong cộng đồng mạng ủng hộ chiến tranh. Hơn ba năm sau khi xung đột Ukraine bùng nổ, những người lính Nga với mức lương hậu hĩnh và phúc lợi xã hội đã trở thành ‘mồi ngon’ cho một bộ phận phụ nữ có thu nhập thấp. Họ có thể lợi dụng để vay nợ, chiếm đoạt tài sản hoặc nhận tiền đền bù 5 triệu rúp (khoảng 63.111 USD) nếu chồng tử trận. Ý tưởng về ‘danh sách đen’ xuất phát từ diễn đàn ‘Overheard at the SVO’, nơi thành viên Olesya cảnh báo về những phụ nữ ‘săn của hồi môn’. ‘Hãy lập danh sách những kẻ trục lợi đã bị bắt quả tang, kèm ảnh và thông tin cá nhân. Tôi đã có ứng viên đầu tiên’, thành viên Valentina đề xuất, nhận được hàng chục lượt thích. Hiện nhóm này thu hút khoảng 100 thành viên và đang tăng nhanh. Đây chỉ là một ví dụ cho thấy sự leo thang bạo lực mạng nhắm vào phụ nữ trong không gian mạng cực đoan. Tháng 4, blogger Anastasia Kashevarova – người có 250.000 người theo dõi – kêu gọi trừng phạt góa phụ 21 tuổi của binh sĩ Georgy Kostyrko, cáo buộc cô này ‘làm gái bao’ và kết hôn vì tiền. ‘Nhà nước không nên trả tiền máu cho đĩ thoả. Điều này làm mất uy tín quân đội và hình ảnh phụ nữ Nga’, bà viết trên Telegram. Theo Natalia Baranova – nhà báo tại Trung tâm Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (LSE) – chiến tranh thường củng cố vai trò giới truyền thống: ‘Đàn ông là người bảo vệ, phụ nữ phải hy sinh ủng hộ. Chuẩn mực này dựa trên bạo lực và phân biệt đối xử, biện minh cho chiến tranh và duy trì tư tưởng quân phiệt’. Chuyên gia giới tính Dasha Manzhura nhận định, gốc rễ của bạo lực mạng nằm ở định kiến xã hội sâu sắc: ‘Phụ nữ nào phá vỡ chuẩn mực sẽ bị xem là mối đe dọa và bị trừng phạt’. Một số nạn nhân buộc phải công khai xin lỗi. Tháng 4, cảnh sát vùng Tomsk đăng video nhân viên bất động sản Marina Orlova nói lời xin lỗi sau khi đùa rằng ‘nên dùng tiền đền bù tử sĩ để mua nhà’. Tòa án địa phương sau đó kết án cô và một blogger 80 giờ lao động công ích vì ‘kích động hận thù’. Truyền thông địa phương cũng đăng tải phóng sự về những ‘phụ nữ săn mồi’. Ở Nizhny Novgorod, đài truyền hình đưa tin về binh sĩ Mikhail chuyển 900.000 rúp (11.300 USD) cho vợ cũ Yekaterina trước khi bị khóa mạng xã hội. ‘Chúng tôi bảo vệ Tổ quốc, nhưng ở hậu phương lại có kẻ lừa đảo như thế này’, anh bức xúc trong bộ quân phục. Trên các hội hẹn hò, nhiều binh sĩ nay ghi rõ chỉ tìm ‘tình yêu chân thành’. ‘Tôi mệt mỏi với phụ nữ thực dụng. Chỉ muốn một gia đình giản dị’, binh nhất Ilya – đang tham chiến – chia sẻ ảnh chụp với vết sẹo chiến trường. Dưới bài đăng, nhiều phụ nữ bình luận động viên: ‘Vết sẹo khiến đàn ông thêm quyến rũ’. Một số khác như cô gái 27 tuổi ở St.Petersburg nhấn mạnh: ‘Tôi tự chủ, không vật chất’. Các quản trị viên hội hẹn hò quân đội thường cảnh báo đàn ông không nên chuyển tiền, vì ‘quá nhiều kẻ ăn xin xuất hiện’. Tranh cãi thường nổ ra về việc ai sẽ trả chi phí cho cuộc hẹn đầu. Tháng 5, Duma Quốc gia đề xuất dự luật cấm chia tiền đền bù nếu kết hôn sau 24/2/2022, coi đây là tài sản riêng của binh sĩ. Theo Manzhura, những phụ nữ phá vỡ hình ảnh truyền thống sẽ bị tấn công bởi ‘bất kỳ ai cảm thấy thế giới quan của họ bị đe dọa’.