Travailleurs migrants aux États-Unis : entre la peur de travailler et l'impossibilité de rester chez soi
Mardi matin, des agents de l'Immigration and Customs Enforcement (ICE) ont poursuivi des travailleurs agricoles dans un champ à Oxnard, en Californie. Des vidéos de l'affilié CNN KABC montrent des agents maîtrisant des travailleurs au milieu des rangées de cultures. « Ce que je crains, c'est que parfois, par nécessité, nous nous rendions là où il y a du travail », a déclaré une travailleuse agricole au visage dissimulé à KABC en espagnol. « Avec tout ce qui se passe, c'est un peu difficile pour nous. » ICE, cherchant à atteindre l'objectif du président Donald Trump d'augmenter les expulsions, a intensifié les raids sur les lieux de travail ces dernières semaines. Cette escalade crée un effet dissuasif sur les entreprises dépendant de la main-d'œuvre immigrée et sur les travailleurs eux-mêmes, certains restant chez eux par peur. Les secteurs agricole, du bâtiment, de la santé et de l'hôtellerie aux États-Unis reposent largement sur des travailleurs immigrés, légaux ou sans papiers. « Les récentes rafles d'immigration sur les lieux de travail créent des défis majeurs pour les économies locales, les communautés et les industries qui dépendent de cette main-d'œuvre », a déclaré Rebecca Shi, PDG de l'American Business Immigration Coalition. Selon Goldman Sachs, les sans-papiers représentent 4 à 5 % de la main-d'œuvre totale aux États-Unis, mais 15 à 20 % ou plus dans des secteurs comme l'agriculture, la transformation alimentaire et le bâtiment. Teresa Romero, présidente des United Farm Workers, a indiqué à CNN recevoir des appels de travailleurs agricoles inquiets à travers la Californie. Sur les 2,4 millions de travailleurs agricoles aux États-Unis, 40 % seraient sans papiers selon le ministère de l'Agriculture. Malgré la menace d'expulsion, ces travailleurs ne peuvent souvent pas se permettre de rester chez eux, a souligné Romero. « Ils ont peur, mais ils doivent subvenir aux besoins de leur famille, payer leur loyer, envoyer leurs enfants à l'école », a-t-elle expliqué. Jeudi, Donald Trump a semblé reconnaître que sa politique migratoire pénalise les agriculteurs et les entreprises. « Nos agriculteurs et le secteur hôtelier disent que notre politique agressive leur enlève des travailleurs essentiels », a-t-il déclaré sur Truth Social. Cependant, certains agriculteurs craignent que cette politique ne menace la production alimentaire nationale. « L'agriculture américaine pourrait disparaître », a averti Romero. À Los Angeles, la maire Karen Bass a signalé des cas de personnes ne se rendant pas au travail et des rayons vides en raison de la peur des raids. « Des secteurs entiers de notre économie ne fonctionneront pas si la communauté immigrée a trop peur », a-t-elle affirmé. Les raids sur les lieux de travail, prioritaires sous le premier mandat de Trump, ont repris récemment dans des secteurs comme le bâtiment et les travaux publics. ICE a arrêté une quarantaine de personnes dans des stations balnéaires du Massachusetts le mois dernier. Le conseiller à la frontière de la Maison Blanche, Tom Homan, a annoncé une expansion massive des opérations. Ces raids impactent fortement les petites entreprises. Par exemple, une usine de viande du Nebraska tournait à 30 % de sa capacité après l'arrestation de dizaines d'ouvriers. Le secteur de la restauration, qui emploie 1 million de sans-papiers, serait particulièrement touché. « Il n'y a pas assez de travailleurs autorisés pour combler tous les postes », a souligné Andrew Rigie de l'NYC Hospitality Alliance. Les arrestations devant les magasins Home Depot sont devenues un symbole de la contestation. Vendredi, des agents ont mené un raid devant un Home Depot de Los Angeles, déclenchant des protestations. En avril, dix sans-papiers avaient déjà été arrêtés devant un magasin de Pomona. « Les employeurs viennent traditionnellement embaucher des journaliers devant Home Depot », a expliqué Alexis Teodoro du Pomona Economic Opportunity Center. Home Depot a précisé à CNN ne pas être informé de ces opérations.
Nỗi kinh hoàng của lao động nhập cư Mỹ: Không dám đi làm nhưng không thể ở nhà
Sáng sớm thứ Ba, các nhân viên Cơ quan Di trú và Hải quan (ICE) đã truy đuổi công nhân nông trại trên cánh đồng ở Oxnard, California. Đoạn video từ đài KABC (liên kết với CNN) ghi lại cảnh các nhân viên vật lộn và khống chế công nhân giữa những luống rau. "Điều tôi sợ là đôi khi vì miếng cơm manh áo, chúng tôi phải đến bất cứ nơi nào có việc", một nữ công nhân che mặt nói với KABC bằng tiếng Tây Ban Nha. "Với tình hình hiện tại, mọi thứ thật sự khó khăn". ICE đang gấp rút thực hiện mục tiêu của Tổng thống Donald Trump về tăng cường trục xuất, những tuần gần đây đã đẩy mạnh các cuộc truy quét nhập cư tại nơi làm việc. Sự leo thang này tạo ra hiệu ứng lạnh lùng đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào lao động nhập cư và chính những người lao động, nhiều người không dám đi làm vì sợ hãi. Các ngành nông nghiệp, xây dựng, y tế và dịch vụ khách sạn Mỹ phụ thuộc lớn vào lao động nhập cư, cả hợp pháp lẫn không giấy tờ. "Các cuộc đột kích kiểm soát nhập cư gần đây đang tạo ra thách thức nghiêm trọng cho nền kinh tế địa phương, cộng đồng và ngành công nghiệp phụ thuộc vào lao động nhập cư", bà Rebecca Shi, Giám đốc điều hành Liên minh Doanh nghiệp Nhập cư Mỹ cho biết. Theo Goldman Sachs, lao động không giấy tờ chiếm 4-5% tổng lực lượng lao động Mỹ, nhưng lên tới 15-20% hoặc hơn trong các ngành như trồng trọt, chế biến thực phẩm và xây dựng. Bà Teresa Romero, Chủ tịch United Farm Workers, cho CNN biết bà nhận nhiều cuộc gọi từ công nhân nông trại khắp California về các cuộc truy quét của ICE. Viện Chính sách Kinh tế ước tính có 2,4 triệu lao động nông trại tại Mỹ, trong đó Bộ Nông nghiệp ước tính 40% không có tình trạng hợp pháp. Dù đối mặt nguy cơ bị trục xuất, lao động nhập cư thường không có lựa chọn ở nhà, bà Romero nói. "Họ kinh hãi, nhưng phải nuôi gia đình, trả tiền thuê nhà, cho con đi học, mua quần áo", bà giải thích. "Họ buộc phải dặn dò con cái phải làm gì nếu cha mẹ không về nhà". Hôm thứ Năm, ông Trump dường như thừa nhận chính sách nhập cư của mình đang gây khó cho nông dân và doanh nghiệp. "Nông dân và ngành khách sạn phàn nàn chính sách cứng rắn đã lấy đi những lao động lâu năm, khó thay thế", ông viết trên Truth Social. Tuy nhiên, một số chủ nông trại lo ngại cuộc truy quét hiện nay sẽ ảnh hưởng khả năng sản xuất lương thực quốc gia. "Nông nghiệp Mỹ có thể biến mất", bà Romero cảnh báo. Tại Los Angeles, Thị trưởng Karen Bass cho biết đã nhận báo cáo về tình trạng người dân không dám đi làm và kệ hàng trống rỗng do lo sợ bị ICE bắt giữ. "Nhiều lĩnh vực kinh tế sẽ tê liệt nếu cộng đồng nhập cư quá sợ hãi", bà nhấn mạnh. Các cuộc truy quét nơi làm việc từng là ưu tiên trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, đỉnh điểm là vụ bắt giữ 680 người tại nhà máy chế biến gà Mississippi năm 2019. Chính quyền Biden đã chấm dứt biện pháp này, cho rằng chủ lao động lợi dụng để ngăn công nhân tố cáo vi phạm. Tuy nhiên, những tuần gần đây ICE lại gia tăng đột kích vào các ngành sử dụng nhiều lao động nhập cư. Tháng trước, ICE đã bắt khoảng 40 người tại hai điểm du lịch nổi tiếng ở Massachusetts. CNN đặt câu hỏi về số lượng cuộc đột kích dưới thời nhiệm kỳ hai của ông Trump nhưng không nhận được phản hồi. "Các hoạt động truy quét sẽ được mở rộng đáng kể", cố vấn biên giới Nhà Trắng Tom Homan tuyên bố. Những vụ bắt giữ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp nhỏ. Một nhà máy thịt ở Nebraska chỉ hoạt động 30% công suất sau khi hàng chục công nhân bị bắt. Ngành nhà hàng sử dụng 1 triệu lao động không giấy tờ (10% lực lượng lao động) sẽ chịu tác động nặng nề. "Thực tế là không đủ người có giấy phép lao động để lấp đầy vị trí", ông Andrew Rigie thuộc NYC Hospitality Alliance nhận định. Các vụ bắt giữ trước cửa hàng Home Depot đã trở thành điểm nóng phản đối chính sách của ông Trump. Thứ Sáu tuần trước, một cuộc truy quét trước Home Depot ở Los Angeles đã châm ngòi biểu tình. Hồi tháng 4, mười người không giấy tờ đã bị bắt tại Home Depot ở Pomona. "Các công ty xây dựng và chủ nhà thường đến Home Depot mua vật liệu rồi thuê lao động ngay ngoài cửa", ông Alexis Teodoro từ Trung tâm Cơ hội Kinh tế Pomona giải thích. Home Depot khẳng định với CNN rằng họ không được báo trước về các cuộc truy quét và không liên quan đến hoạt động này.