Écoles catholiques sous pression : un rapport sur les abus en France relance le débat sur le contrôle étatique

Catholic schools in spotlight as French abuse report fuels state oversight debate

Écoles catholiques sous pression : un rapport sur les abus en France relance le débat sur le contrôle étatique

Un rapport parlementaire français publié le 2 juillet 2025 a mis en lumière des cas troublants d'abus dans les écoles, ravivant un débat national sur l'équilibre entre contrôle étatique et liberté éducative. Fruit d'une enquête de cinq mois sur les violences en milieu scolaire, le document propose des mesures pour mieux protéger les mineurs. Cependant, son accent marqué sur les établissements privés catholiques sous contrat avec l'État suscite des craintes de partialité politique et d'atteinte au pluralisme éducatif.

L'enquête, menée par les députés Violette Spillebout (Renaissance) et Paul Vannier (LFI), cible particulièrement les internats catholiques sous contrat. Le cas de l'école Notre-Dame de Bétharram, théâtre d'abus physiques et sexuels entre 1957 et 2004, y est présenté comme exemple-type des dysfonctionnements institutionnels.

Le rapport dénonce plus largement les violences persistantes dans tous les établissements scolaires, pointant 270 écoles concernées et 80 collectifs de victimes à travers le pays. Il souligne l'absence de données nationales fiables : alors qu'une étude estime à 7 000 les cas annuels de violences sexuelles, seuls 280 ont été officiellement enregistrés en 2023-2024.

Parmi les propositions phares : allongement des délais de prescription, renforcement de la protection des lanceurs d'alerte, création d'un organe indépendant de signalement ('Signal Éduc') et d'un fonds d'indemnisation national. Le texte préconise aussi de lever le secret professionnel pour les abus sur mineurs de moins de 15 ans, y compris en confession - mesure qui inquiète l'Église.

Philippe Delorme, secrétaire général de l'enseignement catholique (SGEC), a répondu avec prudence, soulignant les actions déjà engagées comme la vérification systématique des antécédents pénaux des 80 000 membres du personnel non-enseignant. Le SGEC a également lancé en mai la campagne 'Stop Violences' pour renforcer la prévention.

Des voix critiques, comme la journaliste Caroline Beyer, dénoncent une instrumentalisation politique du rapport, soulignant que les problèmes concernent l'ensemble du système éducatif. L'ancien ministre Patrick Hetzel accuse quant à lui Paul Vannier de vouloir 'relancer la guerre scolaire' contre l'enseignement privé.

Ce rapport s'inscrit dans un contexte de renforcement du contrôle étatique sur l'éducation, après la tentative de restriction de l'instruction à domicile en 2021. Il coïncide aussi avec l'enquête en cours sur le prestigieux collège Stanislas, soupçonné de dérives homophobes et sexistes.

Trường Công giáo giữa làn sóng giám sát: Báo cáo lạm dụng tại Pháp thổi bùng tranh cãi về kiểm soát nhà nước

Ngày 2/7/2025, một báo cáo quốc hội Pháp đã phơi bày những vụ lạm dụng gây chấn động trong hệ thống giáo dục, đồng thời khơi lại cuộc tranh luận lâu nay về cân bằng giữa giám sát nhà nước và tự do giáo dục. Kết quả từ cuộc điều tra 5 tháng về bạo lực học đường này đề xuất nhiều biện pháp bảo vệ trẻ vị thành niên, nhưng trọng tâm đặt vào các trường tư thục Công giáo nhận tài trợ nhà nước khiến dư luận lo ngại về định kiến chính trị và tương lai đa dạng giáo dục.

Do hai nghị sĩ Violette Spillebout (đảng Renaissance của Tổng thống Macron) và Paul Vannier (đảng cực tả LFI) chủ trì, báo cáo đặc biệt nhắm vào các nội trú Công giáo. Vụ bê bối tại trường Notre-Dame de Bétharram (Tây Nam nước Pháp) - nơi xảy ra hàng loạt vụ xâm hại thể xác và tình dục từ 1957-2004 - được nêu làm điển hình về thất bại của cơ chế giám sát.

Tài liệu ghi nhận bạo lực kéo dài tại 270 trường công lẫn tư với ít nhất 80 nhóm nạn nhân trên toàn quốc. Nó chỉ trích sự thiếu minh bạch trong báo cáo: dù khảo sát ước tính 7.000 vụ xâm hại tình dục/năm, chỉ 280 trường hợp được ghi nhận chính thức năm 2023-2024.

Các kiến nghị then chốt gồm gia hạn thời hiệu tố cáo, tăng cường bảo vệ người tố giác, thành lập cơ quan báo cáo độc lập 'Signal Éduc' và quỹ bồi thường quốc gia. Đề xuất gây tranh cãi nhất là bãi bỏ bí mật nghề nghiệp với vụ xâm hại trẻ dưới 15 tuổi, kể cả trong xưng tội - điều Giáo hội kiên quyết phản đối.

Ông Philippe Delorme, Tổng thư ký Văn phòng Giáo dục Công giáo (SGEC), phản hồi thận trọng khi khẳng định đã kiểm tra lý lịch 80.000 nhân viên phi sư phạm từ trước khi báo cáo công bố. Tháng 5/2025, SGEC cũng khởi động chiến dịch 'Stop Violences' nhằm nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực.

Giới phê bình như nhà báo Caroline Beyer cho rằng báo cáo mang tính chính trị, khi tập trung quá mức vào trường Công giáo dù vấn đề tồn tại ở mọi loại hình giáo dục. Cựu Bộ trưởng Patrick Hetzel cáo buộc nghị sĩ Vannier lợi dụng cuộc điều tra để tấn công Luật Debré 1959 - vốn bảo đảm hỗ trợ nhà nước cho trường tư.

Báo cáo ra đời trong bối cảnh chính phủ Pháp đẩy mạnh kiểm soát giáo dục, từ đề xuất cấm homeschool năm 2021 đến vụ điều tra gần đây với trường Stanislas danh tiếng vì nghi vấn vi phạm chương trình giáo dục giới tính và có 'biểu hiện phân biệt giới tính, kỳ thị đồng tính'.