L'État de droit, pilier du capitalisme − Son affaiblissement menace les entreprises américaines
Un phénomène inquiétant secoue l'économie américaine, et ce n'est ni l'inflation ni les guerres commerciales. Le dérèglement chaotique et l'application sélective des lois bouleversent les marchés et sapent la confiance des investisseurs. À un moment donné, la menace des droits de douane a fait disparaître 4 000 milliards de dollars de valeur boursière. Cette approche nuit à l'économie, avec des signaux alarmants pour les économies américaine et mondiale à court et long terme.
L'État de droit − principe selon lequel les règles s'appliquent à tous de manière égale − est essentiel à une économie prospère. Pourtant, son respect recule globalement, y compris aux États-Unis. Selon le World Justice Project, l'État de droit s'est dégradé dans plus de la moitié des pays depuis sept ans. Les États-Unis, première puissance économique mondiale, sont désormais devancés par l'Uruguay, Singapour, la Lettonie et une vingtaine d'autres pays.
Quand la réglementation entrave inutilement les entreprises, l'État doit alléger le fardeau. Mais un dérèglement arbitraire ne profite pas aux sociétés. En tant que professeur de droit des affaires et auteur d'un ouvrage sur l'importance du cadre juridique, je constate l'inverse : le chaos réglementaire alimente les risques, pas la croissance.
L'incertitude juridique pénalise la compétitivité américaine. Une étude de l'U.S. Chamber of Commerce classe les risques politiques − changements imprévisibles de taxes ou de réglementation − parmi les principales menaces pour les entreprises. Sans visibilité juridique, les sociétés reportent leurs investissements, ralentissent l'innovation et augmentent leurs prix.
L'application arbitraire des règles mine aussi les droits de propriété. Si un État viole un accord commercial, il menace les actifs des entreprises qui s'y fiaient. Des saisies sans procédure équitable déstabilisent les actifs. Et quand le traitement dépend des faveurs politiques, c'est un signal d'alarme pour les investisseurs.
L'arbitraire compromet également la liberté contractuelle. Des menaces présidentielles contre les clients de cabinets d'avocats critiques en sont un exemple. Cela sape la valeur des contrats publics et dissuade les entreprises de travailler avec l'État, au détriment des contribuables dans des secteurs clés comme les transports ou la défense.
Le chaos réglementaire favorise aussi la corruption. Le Foreign Corrupt Practices Act, qui interdit les pots-de-vin aux fonctionnaires étrangers, avait rétabli l'équité. Son application relâchée encourage une économie sauvage où la corruption prospère, affaiblissant les démocraties et renforçant les régimes autoritaires hostiles aux intérêts américains. C'est une question de sécurité nationale.
L'instabilité juridique provoque également une fuite des cerveaux. Les entreprises américaines perdent leurs talents face à l'arbitraire. Les demandes d'emploi à l'étranger des scientifiques américains ont bondi de 32 %. Les non-scientifiques suivent, avec une hausse de 50 % des demandes de passeport irlandais. Le Royaume-Uni observe un afflux de candidatures américaines.
Les menaces juridiques arbitraires éloignent aussi les alliés démocratiques et leurs consommateurs. Les boycotts canadiens de produits américains frappent les villes frontalières. Les contre-tarifs canadiens réduisent les profits des exportateurs. Le Japon, le Royaume-Uni et l'UE envisagent aussi des mesures de rétorsion, alourdissant les coûts pour les entreprises américaines.
Le capitalisme moderne a besoin d'une régulation intelligente pour prospérer. Ce n'est pas un obstacle, mais la condition de sa réussite. Des règles claires et stables permettent aux entreprises de rivaliser, planifier et générer des profits. L'arbitraire prive le capitalisme de sa puissance : stimuler la croissance, l'innovation et le niveau de vie dans une société libre. Les Américains méritent mieux, et c'est au gouvernement d'agir.
Pháp quyền - Nền tảng của chủ nghĩa tư bản: Sự xói mòn đe dọa doanh nghiệp Mỹ
Một hiện tượng nguy hiểm đang diễn ra với nền kinh tế Mỹ, và đó không phải là lạm phát hay chiến tranh thương mại. Việc dỡ bỏ quy định một cách hỗn loạn cùng áp dụng luật pháp thiếu nhất quán đang đảo lộn thị trường và làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Đã có thời điểm, các mối đe dọa thuế quan khiến thị trường chứng khoán Mỹ mất 4 nghìn tỷ USD giá trị. Cách tiếp cận này không giúp ích cho nền kinh tế, mà còn báo hiệu những hệ lụy tiêu cực cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Pháp quyền - nguyên tắc mà theo đó luật pháp được áp dụng công bằng cho mọi đối tượng - là nền tảng cho một nền kinh tế thịnh vượng. Thế nhưng, sự tôn trọng pháp quyền trên toàn cầu đang suy giảm, và nước Mỹ cũng không ngoại lệ. Theo xếp hạng thường niên của World Justice Project, chất lượng pháp quyền đã giảm ở hơn một nửa số quốc gia trong bảy năm liên tiếp. Vị thế pháp quyền của Mỹ, cường quốc kinh tế số một thế giới, hiện thua kém Uruguay, Singapore, Latvia và hơn 20 quốc gia khác.
Khi các quy định trở nên quá gánh nặng, nhà nước cần nới lỏng. Nhưng việc dỡ bỏ quy định một cách tùy tiện không giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. Là một giáo sư luật kinh doanh với 25 năm kinh nghiệm và tác giả cuốn sách về tầm quan trọng của hiểu biết pháp lý trong kinh doanh, tôi khẳng định điều ngược lại mới đúng: Hủy bỏ quy định hỗn loạn chỉ làm gia tăng rủi ro, không thúc đẩy tăng trưởng.
Bất ổn pháp lý đang trở thành rào cản lớn với năng lực cạnh tranh của Mỹ. Nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ chỉ ra rủi ro chính sách - như thay đổi bất ngờ về thuế hay quy định - nằm trong số những thách thức hàng đầu với doanh nghiệp, ngang hàng với cạnh tranh hay biến động kinh tế. Khi không thể dự đoán thay đổi pháp luật, các công ty buộc phải lên kịch bản xấu nhất: hoãn đầu tư dài hạn, chậm đổi mới sáng tạo và tăng giá để bù đắp rủi ro.
Việc áp dụng luật tùy tiện cũng làm suy yếu quyền sở hữu. Chẳng hạn, khi một quốc gia vi phạm hiệp định thương mại lớn, tài sản của các doanh nghiệp dựa vào hiệp định đó sẽ bị đe dọa. Nếu chính phủ có thể tịch thu tài sản mà không qua quy trình pháp lý, giá trị của chúng sẽ mất ổn định. Và khi cách đối xử phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có được ưu ái chính trị hay không, đó không chỉ là vấn đề kinh tế tồi tệ - mà còn là tín hiệu đỏ cho giới đầu tư.
Thực thi pháp luật thiếu công bằng còn đe dọa tự do hợp đồng. Có thể kể đến lệnh hành pháp đe dọa hủy hợp đồng chính phủ với khách hàng của các hãng luật chỉ trích chính quyền. Ngay cả khi chỉ là lời đe dọa, giá trị của các thỏa thuận đã bị tổn hại. Khi doanh nghiệp mất niềm tin vào hợp đồng công, họ sẽ ngần ngại hợp tác với chính phủ. Điều này khiến người dân Mỹ không nhận được giá trị tốt nhất từ đồng thuế trong các lĩnh vực then chốt như giao thông, công nghệ hay quốc phòng.
Hỗn loạn quy định còn tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng. Đạo luật Chống Hối lộ Nước ngoài (FCPA) từng tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh lành mạnh. Trước khi luật này có hiệu lực năm 1977, nhiều công ty Mỹ buộc phải hối lộ để tồn tại. Việc 'tạm dừng' thực thi FCPA như chính quyền hiện tại đang làm sẽ đẩy chi phí kinh doanh tăng cao và khuyến khích 'kinh tế miền Tây hoang dã' nơi hỗn loạn ngự trị. Tham nhũng gia tăng làm suy yếu chính phủ dân chủ, tạo cơ hội cho khủng bố và củng cố các chế độ độc tài chống lại lợi ích Mỹ. Ngừng áp dụng luật chống hối lộ, dù chỉ tạm thời, là vấn đề an ninh quốc gia.
Bất ổn pháp lý còn gây chảy máu chất xám. Các công ty Mỹ cần đội ngũ nhân tài mạnh để duy trì thành công. Khi quyền lợi pháp lý bị xâm phạm tùy tiện, những nhân sự giỏi nhất sẽ rời đi. Làn sóng này đã bắt đầu với khoa học: đơn xin việc ở nước ngoài của nhà khoa học Mỹ tăng 32%. Lực lượng lao động khác cũng đang rời đi, với số người Mỹ xin hộ chiếu Ireland tăng 50%. Các nhà tuyển dụng Anh ghi nhận làn sóng ứng viên từ Mỹ. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ sẵn sàng đón nhận nhân tài Mỹ để cạnh tranh với đối thủ từ chính quê hương họ.
Đe dọa pháp lý tùy tiện còn đẩy xa các đồng minh dân chủ - những thị trường tiêu thụ hàng hóa Mỹ. Việc đe dọa trừng phạt hay thậm chí sáp nhập một quốc gia đồng minh không khiến công dân nước đó ủng hộ chính phủ Mỹ hay doanh nghiệp Mỹ. Không ngạc nhiên khi người Canada đang tẩy chay hàng Mỹ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp vùng biên giới và cả nền kinh tế toàn quốc. Đáp trả, Canada áp thuế đối kháng làm giảm lợi nhuận của nhà xuất khẩu Mỹ. Các đồng minh thân cận như Nhật, Anh hay EU cũng sẵn sàng áp thuế trả đũa, đẩy chi phí hoạt động của doanh nghiệp Mỹ lên cao.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại cần quy định thông minh để phát triển. Quy định tốt không phải rào cản, mà chính là yếu tố tạo nên thành công của chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ. Nhờ khung pháp lý rõ ràng và ổn định, doanh nghiệp có thể cạnh tranh mạnh mẽ, lập kế hoạch dài hạn và tạo ra lợi nhuận. Pháp quyền tùy tiện tước đi sức mạnh thực sự của chủ nghĩa tư bản: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo và nâng cao mức sống trong xã hội tự do. Người dân Mỹ xứng đáng hơn thế, và trách nhiệm đảm bảo điều đó thuộc về chính phủ.